Cách chống thấm trần nhà triệt để 100% và tiết kiệm chi phí
Cách chống thấm trần nhà ra sao là câu hỏi rất phổ biến của hầu hết các gia đình khi vào mùa mưa lũ. Khi ngôi nhà có tình trạng ẩm ướt bí bách không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn cả sức khỏe của chúng ta. Hơn nhữa trần nhà bị thấm sẽ làm ngôi nhà bị mất tính thẩm mỹ và khiến ngôi nhà bị xuống cấp nhanh chóng. Do đó hãy cùng Minano tìm hiểu các xử lý triệu để vấn đề này.
Nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm
Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc khiến cho trần nhà bị thấm dột từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nhưng một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể được kể đến như:
- Sàn mái là những vị trí thường xuyên có độ ẩm cao và hay bị đọng nước lâu ngày. Nếu không được chống thấm cẩn thận ngay từ đầu, rất dễ gây thấm dột xuống trần của tầng dưới.
- Do các đường ống nước ở góc của trần nhà sử dụng lâu ngày, xuất hiện tình trạng bị rò rỉ nước và thấm vào các kết cấu bên trong tường và lan sang trần nhà.
- Do khi thi công, gia chủ sử dụng loại sơn ngoại thất không đảm bảo được khả năng chống thấm nên nước rất dễ thấm vào các kết cấu bên trong, mà nơi dễ bị thấm nhất chính là ở góc trần nhà.
- Bên cạnh đó, ở những khu nhà sát vách nhau thì việc bị thấm dột còn có thể là do lây lan từ nhà hàng xóm sang.
- Riêng đối với trần bê tông thì việc bị thấm trần còn có thể là do vật liệu, do ảnh hưởng của khí hậu mà bê tông dễ xuất hiện các vết nứt. Từ những vết nứt đó thì nước sẽ dễ đi vào và thấm xuống trần nhà.
- Ngoài ra, còn một lý do khác nữa là có thể trong khi thi công, người thợ đã làm quá ẩu nên không thể đảm bảo được chất lượng của công trình như mong muốn.
Hậu quả nếu không xử lý chống thấm trần nhà kịp thời
Khi chúng ta để trần nhà bị thấm dột quá lâu mà không xử lý. Có thể xảy ra nhiều những hậu quả rất nghiêm trọng như:
Gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Nếu để trần bị thấm lâu sẽ dễ gây ra tình trạng nấm, mốc phát triển gây ảnh hưởng rất không tốt đến sức khỏe của người trong nhà. Các loại nấm mốc này có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da. Nhất là khi nhà có người già và trẻ nhỏ thì chúng càng phát triển và gây hại nhiều hơn.
Gây mất thẩm mỹ
Việc xuất hiện những mảng bám nấm mốc, loang lổ trên trần nhà khiến tổng quan ngôi nhà rất mất thẩm mỹ. Nếu không kịp thời xử lý nó sẽ càng lan rộng ra những bề mặt khác, khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên thật xấu xí.
Những vết loang lổ do thấm dột gây mất thẩm mỹ
>>> Xem thêm bài viết liên quan khác: Quy trình chống thấm bể nước
Gây nguy hiểm
Sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều khi trần nhà bị thấm dột và lan đến những nơi có đường dây điện gây chập cháy. Hoặc trong rất nhiều trường hợp, trần bị thấm lâu ngày khiến các kết cấu bên trong bị phá hủy, các mảng vữa trên trần bắt đầu bong ra và rơi xuống. Nếu có người ở trong nhà ngay lúc đó thì sẽ rất nguy hiểm
Ảnh hưởng tới kinh tế
Nghe có vẻ không liên quan lắm, nhưng thực tế, nếu bạn để trần nhà bị thấm nước lâu, các kết cấu bên trọng cũng bị thấm nghiêm trọng thì việc sửa chữa công trình lúc này sẽ tốn rất nhiều chi phí. Bên cạnh đó thì một số ít người còn cho rằng, việc để trần thấm như vậy sẽ làm giảm đi giá trị của căn nhà.
6 cách chống thấm trần nhà bê tông phổ biến nhất hiện nay
Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà các đơn vị thi công sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất. Có khá là nhiều cách chống thấm cho trần nhà khác nhau, nhưng có một số cách được khá nhiều người sử dụng và đánh giá là hiệu quả như:
1. Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm
Đây là cách làm đang được ưa chuộng nhất bởi hiệu quả và tính tiện ích mà nó mang lại. Chống thấm trần nhà bằng sơn tường chống thấm mang đến khả năng che phủ cao, chống thấm tốt, thích hợp cho đa dạng các diện tích trần khác nhau. Phương pháp này cũng có thể được thi công một cách dễ dàng. Hiện nay sản phẩm sơn WATERPROOF của Minano đang được rất nhiều người đánh giá cao.
Sử dụng sơn Waterproof giúp chống thấm cho ngôi nhà hiệu quả
2. Chống thấm trần nhà bằng bê tông
Cách chống thấm trần nhà này khá truyền thống và cũng được nhiều người sử dụng hơn cả. Đây là cách sử dụng các vật liệu đổ bê tông chuyên dụng để đổ một lớp bê tông mỏng lên bề mặt cần chống thấm. Lớp bê tông này khi khô hết sẽ có tác dụng chống thấm rất cao. Tuy nhiên ở phương pháp này, việc thi công sẽ phức tạp hơn.
3. Chống thấm bằng nhựa đường
Nhựa đường khi đun nóng chảy sẽ được dùng như một vật liệu có khả năng chống thấm ưu việt. Tuy nhiên, việc thi công chống thấm bằng nhựa đường cần phải có một đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện. Bên cạnh đó, nhựa đường sẽ để lại mùi khá khó chịu cho cả người thi công lẫn người sử dụng công trình sau đó.
Hình ảnh minh họa chống thấm trần bằng nhựa đường
4. Chống thấm nhà bằng màng chống thấm tự dính
Màng chống thấm tự dính là một loại nhựa có khả năng chịu nhiệt cao, khi sử dụng để chống thấm cho trần nhà thì nó thường ở dạng các tấm mỏng, an toàn với sức khỏe con người và rất thân thiện với môi trường. Loại vật liệu chống thấm tường nhà này đặc biệt thích hợp khi được sử dụng cho các đường dẫn, ống cấp thoát nước,…
Hình ảnh minh họa chống thấm trần bằng màng chống thấm tự dính
5. Chống thấm trần bằng màng khò nóng
Loại vật liệu chống thấm này còn được nhiều người gọi là màng chống thấm khò nhiệt. Đây là loại màng dẻo, chịu nhiệt tốt, chống tia UV cao và khả năng chống thấm tối ưu. Tuy nhiên, cách làm này lại có quy trình thi công khá phức tạp mà tuổi thọ mang lại cũng tương đương với các màng chống thấm tự dính.
Hình ảnh chống thấm bằng màng khò nóng
Chống thấm nhà bằng keo
Các bạn cũng có thể sử dụng một số loại keo chống thấm chuyên dụng để sửa chữa những nơi thấm dột trên trần nhà của mình. Ưu điểm của loại vật liệu này là dễ sử dụng và khô rất nhanh. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng cho những bề mặt rộng thì sẽ tốn rất nhiều thời gian
Hình ảnh chống thấm bằng keo
Cách chống thấm trần nhà bằng sơn Minano
Minano là dòng sơn cao cấp mang lại hiệu quả cao cho các công trình thi công
Các loại sơn của Minano có tác dụng chống thấm
Hiện nay, Minano đang cung ứng 2 loại sơn chủ yếu là sơn chống thấm kết hợp xi măng và sơn chống thấm màu. Mỗi một loại sơn đều có những điểm ưu việt riêng như sau:
Sơn WATERPROOF
Đây là loại sơn chống thấm kết hợp xi măng cao cấp của Minano. Sản phẩm được tổng hợp từ nhựa Acrylic biến tính, cho khả năng thấm sâu vào lớp vữa, lớp xi măng để tạo nên một lớp màng bảo vệ có khả năng kháng nước, kháng kiềm và có thể co giãn, chống rạn nứt một cách hết sức hiệu quả. Loại sơn này đặc biệt phù hợp dùng để chống thấm cho sàn và tường đứng ngoài trời.
Sơn chống thấm WATERPROOF của Minano
Sơn SHIELD COLOR
Đây là dòng sơn chống thấm có pha màu có khả năng bám dính và chống thấm tốt. Với bảng màu lên đến 1026 màu khác nhau. Loại sơn này có khả năng ngăn ngừa sự thấm nước từ bên ngoài vào và có thể sử dụng cho hầu hết các loại bề mặt như bê tông, xi măng, sàn trên sân thượng,……
Sơn chống thấm màu của Minano
Quy trình chống thấm bằng sơn Minano
Bước 1: Xử lý bề mặt
Tùy vào bề mặt mà bạn muốn chống thấm là mới, hay cũ mà sẽ có cách xử lý khác. Bề mặt mới cần được để khô từ 21-28 ngày trong điều kiện có nhiệt độ trung bình là 30 độ C và độ ẩm là 80%. Còn bề mặt cũ thì cần được loại bỏ hết lớp sơn hoặc vữa cũ đi, xử lý hết những chỗ rêu mốc bằng loại hóa chất thích hợp, sau đó tiếp tục làm sạch một lần nữa và để khô từ 12 đến 15 ngày. Để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất thì bề mặt cần có độ ẩm lý tưởng là 16%.
Bước 2: Pha sơn
- Với sơn kết hợp xi măng, thì đầu tiên, cần pha xi măng với nước sạch. Khuấy đều sau đó tiếp tục cho sơn vào pha cùng với tỷ lệ 1:1
- Với sơn chống thấm màu thì pha cùng nước sạch với tỷ lệ nước không quá 5%.
Bước 3: Thi công sơn chống thấm
Với cả 2 loại sơn chống thấm vừa nêu trên thì cách thi công là tương đối giống nhau. Chúng ta cần dùng rulo hoặc chổi cọ phủ từ 2 đến 3 lớp sơn chống thấm lên bề mặt.
- Cần sơn cách nhau từ 1 – 2 tiếng với sơn màu
- Sơn cách từ 6 đến 8 tiếng với sơn xi măng
Bạn cần lưu ý để khô hoàn toàn lớp sơn chống thấm trong thời gian từ 1 đến 2 ngày. Sau đó mới thi công các bước sơn khác.
- Xem thêm bài viết liên quan: Chống thấm sân thượng
Những lưu ý khi sơn chống thấm trần nhà
Giống như nhiều bước thi công khác thì chống thấm trần cũng có nhiều lưu ý như sau:
- Cần thường xuyên kiểm tra trần nhà để đảm bảo không để thấm rồi mới xử lý. Điều này sẽ tốn thêm rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
- Cần lựa chọn phương pháp chống thấm và vật liệu chống thấm phù hợp để đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất. Chẳng hạn như với một bề mặt có diện tích lớn thì phương pháp chống thấm có thể sẽ khác so với những bề mặt có diện tích nhỏ.
- Cần phải chuẩn bị các bước kỹ càng trước khi thi công để có một bề mặt hoàn hảo nhất. Vật liệu đúng chuẩn nhất để có được một hiệu quả chống thấm tối ưu nhất.
Trên đây là tất cả những thông tin về cách chống thấm trần nhà mà Minano đã đưa ra. Bạn có thể dựa vào bài viết này để lựa chọn cho mình cách thức chống thấm tối ưu nhất. Nếu có thêm câu hỏi nào về vấn đề này, xin để lại trong phần bình luận dưới đây. Hoặc có thể gọi đến hotline: 088.869.1987 của Minano để được tư vấn cụ thể hơn.