CÔNG TY CỔ PHẦN MINANO GROUP
Bộ Đầu - Thống Nhất - Thường Tín - Hà Nội

5 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả tốn ít chi phí 2022

22/02/2021 18:13 UTC - Lượt xem: 24125

Việc chống thấm nhà vệ sinh là vô cùng quan trọng bởi đây là nơi đọng nước nhiều nhất trong không gian ngôi nhà của bạn. Nó quyết định tuổi thọ, độ bền và tính thẩm mỹ của công trình. Nếu tình trạng nước xâm nhập vào tường nhiều sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy đặc biệt là sức khỏe con người. Bởi vậy hãy cùng Minano khám phá các phương pháp chống thấm WC được nhiều người áp dụng nhất nhé.

Chống thấm nhà vệ sinh 

Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm

Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc nhà vệ sinh bị thấm nước. Trong đó chúng ta có thể kể đến được những lý do chính như sau:

Nhà vệ sinh đặt sai vị trí

Những kiểu nhà vệ sinh tận dụng không gian, đặt ở gầm cầu thang sẽ là nơi dễ thấm dột nhất do thường xuyên ở trong tình trạng ẩm thấp, bí bách. Việc này khiến cho các lớp kết cấu xung quanh lâu ngày sẽ nứt tách và thấm dột nước.

Do hệ thống ống nhà vệ sinh bị nứt vỡ

Trong nhà vệ sinh có rất nhiều những đường ống nước khác nhau, trong đó có cả đường nước âm tường và những đường nước trên bề mặt. Do vậy mà nguyên nhân dẫn đến thấm dột có thể là do hệ thống những đường ống âm tường bị vỡ, nứt dẫn đến rò rỉ; hoặc cũng có thể do các thiết bị vệ sinh bên ngoài như vòi nước, vòi sen,…. bị hư hỏng dẫn đến chảy nước liên tục. Hoặc cũng có thể là do việc lắp đặt bồn cầu trong nhà vệ sinh bị sai kỹ thuật khiến cho nước xả bị tràn ra khỏi miệng ống thoát, từ đó bị thấm xuống sàn.

Do khe gạch bị hở, bề mặt bị nứt

Việc sử dụng loại gạch lát nhà vệ sinh không đạt chất lượng hoặc sử dụng quá lâu mà không bảo trì cũng sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện các vết nứt ở ron gạch. Do đó nước đọng trên sàn nhà vệ sinh sẽ theo đó thấm xuống và ngấm cả vào các kết cấu bên trong nếu như không được xử lý một cách kịp thời.

Do việc xử lý chống thấm ban đầu không hiệu quả

Đôi khi, việc nhà vệ sinh nhà bạn bị thấm không bởi bất cứ lý do nào nêu trên. Nguyên nhân bởi ban đầu bạn đã không thi công chống thấm đúng quy trình, chọn sai phương pháp chống thấm hoặc là chọn sai vật liệu chống thấm. Một lý do quan trọng khác đó là do đơn vị mà bạn thuê đã thi công quá ẩu.

>>> Có thể bạn quan tâm đến: quy trình chống thấm bể nước

Hậu quả khi nhà vệ sinh bị thấm dột

Cũng giống như rất nhiều các công trình khác trong nhà. Nếu như không chống thấm nhà WC kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nặng nề như:

  • Ảnh hưởng tới sức khỏe con người bởi vì nhà vệ sinh vốn là nơi nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, khi bị thấm dẫn đến ẩm ướt thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn từ đó càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
  • Nhà vệ sinh bị thấm nước khiến cho công trình nhanh bị xuống cấp, các thiết bị cũng nhanh chóng bị hỏng hóc và giảm tuổi thọ. Bên cạnh đó thì sự thấm dột nếu để lâu rất dễ bị lan sang các phòng khác gây hư hại cho cả công trình.
  • Việc nhà vệ sinh bị thấm sẽ làm mất thẩm mỹ công trình. bởi lúc này trên tường, trần của nhà vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng ẩm mốc hay xuất hiện những mảng ố vàng.
  • Một hậu quả cũng khá nghiêm trọng khác nữa đó là khi bị thấm lâu ngày, các mảng vữa trên tường cũng sẽ dễ bị rơi xuống gây nguy hiểm; hoặc nước thấm trong tường có thể ngấm vào các thiết bị điện như đèn điện, bình nóng lạnh gây nguy hiểm cho mọi người trong nhà.

 

Hình ảnh nhà vệ sinh không được chống thấm

Nhà vệ sinh không được chống thấm đúng cách gây hậu quả nghiêm trọng

 Chính vì thế chống thấm tường nhà vệ sinh là hết sức quan trọng đối với mọi loại công trình.

Một số trường hợp nhà vệ sinh bị thấm thường gặp

Việc nhà vệ sinh bị thấm dột xảy ra khá nhiều, và chúng ta có thể điểm qua một số trường hợp thường gặp nhất như sau:

  • Nhà vệ sinh nằm ở trong những không gian hẹp như gầm cầu thang, tình trạng ẩm thấp thường xuyên dẫn đến thấm dột
  • Hai nhà vệ sinh nằm liền nhau (tầng trên – tầng dưới) với nhà nhiều tầng. Đây là trường hợp thường gặp nhất.
  • Nhà vệ sinh ở các trường học, bệnh viện, hay các cơ quan,….do không được quan tâm nhiều từ khi bắt đầu xây dựng nên cũng dễ bị thấm dột.
  • Nhà vệ sinh nằm ngay dưới một hệ thống ống nước của cả ngôi nhà. Chỉ cần một trong số các ống bị rỉ thôi thì cũng sẽ rất dễ gây nên tình trạng thấm.

 

Nhà vệ sinh công cộng dễ bị thấm

Những nhà vệ sinh công cộng không được quan tâm nhiều rất dễ bị thấm dột

 

Một số cách chống thấm nhà vệ sinh phổ biến

1. Sơn chống thấm sàn nhà vệ sinh

Phương pháp sơn chống thấm nhà vệ sinh hiện đại này được sử dụng khá nhiều gần đây. Việc chống thấm bằng sơn được thi công một cách nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả cao. Các bạn có thể tham khảo sản phẩm sơn chống thấm kết hợp xi măng WATERPROOF của Sơn Minano khi lựa chọn cách chống thấm này cho nhà vệ sinh của mình.

2. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Đây thực chất là một giải pháp chống thấm bằng gốc xi măng cải tiến với 2 thành phần. Phương pháp chống thấm này giúp mang đến khả năng thẩm thấu bề mặt cực tốt. Thời gian thi công chống thấm bằng sika khá nhanh và cách làm cũng đơn giản hơn rất nhiều so với một số cách làm khác.

 

Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Chống thấm bằng sika

3. Chống thấm bằng màng khò nóng

Sử dụng màng khò nóng để chống thấm cho nhà vệ sinh cũng là một ý tưởng không tồi. Bởi loại màng chống thấm này có khả năng chịu nhiệt cao và thấm nước tốt. Tuy nhiên phương pháp xử lý chống thấm này lại khá khó và đòi hỏi tay nghề của người thợ chuyên nghiệp thì mới có thể mang đến hiệu quả chống thấm tối ưu nhất.

 

Sử dụng màng khò nóng để chống thấm

Sử dụng màng khò nóng để chống thấm

 

4. Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng keo chống thấm

Phương pháp chống thấm này đang được mọi người đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Tuy nhiên, người ta thường chỉ sử dụng keo chống thấm để sửa chữa, vá lại những vết nứt trên bề mặt công trình chứ không sử dụng nó cho toàn bộ công trình vì sẽ mất rất nhiều thời gian.

5. Chống thấm bằng nhựa đường

Các bạn cũng có thể lựa chọn cách chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng nhựa đường. Khi được đun nóng chảy, nhựa đường sẽ là một vật liệu chống thấm ưu việt. Tuy nhiên, kỹ thuật chong tham nha ve sinh này cũng đòi hỏi có đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Và nhựa đường cũng gây mùi khá khó chịu trong và sau thời gian thi công.

 

Chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường

Nhựa đường cũng là một chất chống thấm hiệu quả

Các sản phẩm chống thấm tường nhà vệ sinh của Sơn Minano

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều những loại sơn chống thấm khác nhau. Các bạn cần chọn cho mình những loại sơn chất lượng và phù hợp với công trình của mình. Minano xin giới thiệu đến các bạn hai sản phẩm sơn chống thấm cao cấp

Sơn chống thấm kết hợp xi măng cao cấp WATERPROOF

WATERPROOF được tổng hợp từ nhựa Acrylic biến tính, nên cho khả năng thẩm thấu sâu vào lớp vữa, lớp xi măng để tạo nên một lớp màng bảo vệ có khả năng kháng nước, kháng kiềm và có thể co giãn, chống rạn nứt một cách hết sức hiệu quả.

 

WATERPROOF - Sơn chống thấm kết hợp xi măng cao cấp

Đặc tính kỹ thuật của sơn WATERPROOF

 

Sơn chống thấm màu cao cấp SHIELD COLOR

SHIELD COLOR là loại sơn chống thấm có pha màu, có độ bám dính cao, khả năng chống thấm tốt và có đến 1026 màu khác nhau. Bên cạnh đó thì loại sơn này còn có những điểm ưu việt như có khả năng ngăn ngừa sự thấm nước từ bên ngoài và có thể được sử dụng cho nhiều lại bề mặt khác nhau.

 

Sơn Shield Color cao cấp

Đặc tính kỹ thuật của sơn Shield Color

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh cụ thể bằng sơn Minano

Khi thi công sơn chống thấm để đạt được hiệu quả cao nhất thì ngoài việc lựa chọn đúng loại sơn thì còn cần phải chú ý đến việc thi công sao cho đúng quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Có hai trường hợp xảy ra ở đây. Một là chống thấm cho bề mặt mới xây. Hai là chống thấm lại cho bề mặt cũ đã bị thấm trước đó.

  • Với những bề mặt mới xây: bạn cần phải để khô ở nhiệt độ thường (trung bình khoảng 30 độ C) và độ ẩm khoảng 80% trong vòng từ 21 đến 28 ngày.
  • Với bề mặt cũ được xử lý lại: bạn cần loại bỏ hết lớp sơn cũ, lớp vữa cũ, xử lý những vị trí bị rêu mốc bằng hóa chất thích hợp, và trát lại (trong trường hợp cần loại bỏ cả phần vữa); sau đó tiếp tục làm sạch lại và để khô trong khoảng từ 12 đến 15 ngày.

Độ ẩm lý tưởng của một bề mặt sẵn sàng thi công chống thấm là vào khoảng 16%.

Bước 2: Pha sơn chống thấm

Tùy vào loại sơn mà bạn lựa chọn, cách pha sẽ khác nhau. Với hai loại sơn của Minano thì cách pha sẽ như sau:

  • Với sơn WATERPROOF, các bạn sẽ phải pha xi măng với nước sạch trước. Sau đó, cho sơn vào hỗn hợp vừa pha theo tỷ lệ 1:1 và khuấy đều.
  • Với sơn SHIELD COLOR, các bạn chỉ cần pha trực tiếp sơn với nước sạch với tỷ lệ nước không vượt quá 5% là được.

Bước 3: Thi công chống thấm

Ở bước này, chúng ta cần sử dụng chổi lăn hoặc cọ để quét lên bề mặt từ 2 đến 3 lớp sơn chống thấm. Với sơn xi măng thì các lớp sơn sẽ cách nhau từ 6 đến 8 tiếng; còn với sơn màu thì các lớp sơn cần cách nhau từ 1 đến 2 tiếng là đủ. Sau khi đã quét đủ các lớp sơn lên bề mặt thì chúng ta nên để khô trong khoảng từ 1-2 ngày trước khi bước sang bước thi công khác để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

 

Lăn từ 2 đến 3 lớp sơn tùy vào tính chất bề mặt

Dùng cọ, Rulo lăn từ 2 đến 3 lớp sơn chống thấm để đạt hiệu quả

Trên đây Sơn Minano đã đưa ra những thông tin về các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc vui lòng gọi đến hotline của chúng tôi 088.869.1987 để được tư vấn.

 




Bài xem nhiều