1. Home
  2. »
  3. Tin tức
  4. »
  5. Checklist 6 phương pháp chống thấm sàn mái được ưa chuộng hiện nay

Checklist 6 phương pháp chống thấm sàn mái được ưa chuộng hiện nay

Chống thấm sàn mái là việc làm hết sức cần thiết khi bạn bước vào giai đoạn thi công hoàn thiện ngôi nhà. Vậy tại sao phải chống thấm cho sàn mái, cách chống thấm như thế nào và sử dụng vật liệu gì cho phù hợp? Hãy cùng Sơn Minano tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Tại sao phải chống thấm sàn mái

Khi bước đến giai đoạn thi công hoàn thiện ngôi nhà thì chắc hẳn ai cũng sẽ biết việc chống thấm cho sàn mái là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nguyên nhân và lý do phải chống thấm sàn là gì thì không hẳn ai cúng biết.

Nguyên nhân khiến sàn mái bị thấm

  • Do sàn mái là nơi chịu tác động lớn nhất từ môi trường, nhất là vào mùa mưa. Nếu không có hệ thống thoát nước tốt, nước đọng lâu ngày sẽ gây nên tình trạng bị thấm dột.
  • Do sự khắc nghiệt của thời tiết. Việc nắng mưa thất thường dẫn đến việc các vật liệu kết cấu liên lục co ngót do sốc nhiệt, dẫn đến các xuất hiện các vết nứt trên bề mặt sàn mái.
  • Do bề mặt sàn mái và hệ thống tường bao sau quá trình sử dụng xuất hiện tình trạng co ngót nhưng lại không đều nhau nên hiện tượng tách lớp bắt đầu xuất hiện.
  • Kết cấu nền móng kém, chất lượng bê tông không đạt chuẩn.
  • Lý do quan trọng và cũng nhiều gia đình mắc phải nhất đó chính là việc thi công chống thấm trước đó không đạt yêu cầu do làm không đúng quy trình hoặc sử dụng vật liệu chống thấm chưa đạt chất lượng,…
Những tác động từ môi trường khiến sàn mái bị thấm
Những tác động từ môi trường khiến sàn mái bị thấm

Lý do cần chống thấm mái

Một số lý do khiến cho việc chống thấm trở nên cần thiết có thể được kể đến như sau:

  • Do bề mặt sàn mái là khu vực đầu tiên chịu các tác động từ ngoại cảnh đến ngôi nhà. Việc này làm cho sàn mái dễ bị rạn nứt, đọng nước gây ra thấm dột nên cần chống thấm ngay từ đầu để hạn chế tối đa tình trạng này.
  • Nếu sàn mái đã bị thấm dột, lại để lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến trần nhà. Dẫn đến các hiện tượng bong tróc, ẩm ướt, thấm loang lổ rất mất thẩm mỹ và nguy hiểm.
  • Việc sàn mái bị thấm gây ẩm ướt bên trong sẽ ảnh hưởng đến đồ nội thất trong nhà. Hơn nữa sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu nước lan vào đến đường điện âm bên trong tường.
  • Sàn mái bị thấm lâu ngày khiến cho môi trường phía bên trong nhà trở nên ẩm ướt. Điều này giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Việc này sẽ đặc biệt nguy hiểm với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
  • Cuối cùng, cũng là một nguyên nhân quan trọng. Việc chống thấm sàn chính là để bảo vệ toàn vẹn cho các kết cấu khác của căn nhà. Bởi khi sàn thấm lâu rất nhanh lan sang các khu vực khác và làm cho căn nhà bị xuống cấp nhanh chóng, vừa gây mất thẩm mỹ, lại nguy hiểm.
Sàn mái thấm lâu ngày gây ảnh hưởng lớn đến phần bên trong ngôi nhà
Sàn mái thấm lâu ngày gây ảnh hưởng lớn đến phần bên trong ngôi nhà

Sàn mái thấm lâu ngày gây ảnh hưởng lớn đến phần bên trong ngôi nhà

Bài viết liên quan:

  • 7 cách chống thấm sân thượng hiệu quả được nhiều người sử dụng nhất
  • Checklist 6 phương pháp chống thấm sàn mái được ưa chuộng hiện nay
  • Cách sơn chống thấm bể nước ăn – Chống thấm bể bơi

Một số cách chống thấm sàn mái được ưa chuộng hiện nay

Có khá nhiều phương pháp chống thấm cho sàn mái khác nhau. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho công trình của mình một phương pháp chống thấm phù hợp. Có thể kể đến những phương pháp chống thấm như sau:

1. Chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng

Phương pháp này còn được gọi là chống thấm dẻo. Đây là phương pháp chống thấm được khá nhiều người sử dụng để chống thấm mái nhà do nó có khả năng chịu nhiệt, chống thấm và chống tia UV cực tốt. Ngoài ra phương pháp này còn có khả năng chịu tải lớn và có độ đàn hồi cao. Tuy nhiên, phương pháp chống thấm sàn bê tông bằng màng khò nóng có quy trình thi công khá khó và phức tạp; sẽ thích hợp dùng ở những nơi rộng rãi như chống thấm nhà và xưởng,….

Cách chống thấm sàn mái bằng màng khò

Cách chống thấm sàn mái bằng màng khò

2. Sử dụng keo chống thấm sàn bê tông

Phương thức này vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, nhưng nó lại khá hiệu quả. Nó được dùng chủ yếu trong việc sửa chữa các công trình cũ đã bị thấm dột trước đó. Đây là phương pháp được mệnh danh là cách chống thấm mái bê tông bị nứt hiệu quả nhất.

Keo chống thấm chuyên dụng được dùng để sửa chữa lại những vết nứt hay mối lát gạch bị hở. Cách này thường không được dùng để chống thấm cho toàn bộ sàn mái vì sẽ tốn rất nhiều thời gian để thi công.

Giải pháp chống thấm cho nhà mái Sử dụng keo chống thấm sàn bê tông

Giải pháp chống thấm cho nhà mái Sử dụng keo chống thấm sàn bê tông

3. Chống thấm sàn bê tông bằng xi măng

Đây có thể được coi là cách chống thấm truyền thống bởi tính đơn giản và dễ sử dụng. Với phương thức này, bạn hoàn toàn có thể tự thi công tại nhà bằng những vật liệu rất dễ mua, giá thành lại thấp. Tuy nhiên thì cách sơn chống thấm mái nhà này lại có tuổi thọ thấp, nếu muốn đảm bảo được hiệu quả chống thấm thì cần sửa chữa theo định kỳ.

Chống thấm sàn bê tông bằng xi măng
Chống thấm sàn bê tông bằng xi măng

4. Chống thấm mái bằng nhựa đường

Đây là phương pháp chống thấm bằng cách đun nóng chảy nhựa đường, nhờ vào khả năng dính kết tốt của mình mà nhựa đường sẽ tạo ra một lớp màng dày dặn và có khả năng ngăn nước thấm vào công trình một cách tối ưu. Thế nhưng, bạn cần phải có một đội ngũ thi công chuyên nghiệp giúp đỡ, và trong quá trình thi công, nhựa đường sẽ để lại mùi rất khó chịu.

Hình ảnh minh họa chống thấm bằng nhựa đường
Hình ảnh minh họa chống thấm bằng nhựa đường

5. Sử dụng hóa chất chống thấm

Ở phương pháp này, chất chống thấm sàn bê tông sẽ được sử dụng để phục hồi các vết nứt và ngăn chặn nước thấm vào bề mặt sàn. Việc sử dụng những hóa chất chống thấm như thế này cũng khá hiệu quả nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận của người thi công.

Ảnh minh họa chống thấm mái bằng hóa chất chống thấm

Ảnh minh họa chống thấm mái bằng hóa chất chống thấm

6. Lát gạch chống thấm

Việc lát gạch cho sàn mái cũng được khá nhiều người lựa chọn để chống thấm. Hiện tại có rất nhiều những loại gạch lát có khả năng chống thấm hiệu quả. Bên cạnh đó thì cách làm này còn mang lại giá trị thẩm mỹ lớn cho công trình của bạn. Nhưng khi sử dụng phương pháp này, bạn cũng cần phải đặc biệt chú ý đến các ron gạch để không bị thấm nước qua đó.

Ảnh minh họa lát gạch để chống thấm sàn bê tông
Ảnh minh họa lát gạch để chống thấm sàn bê tông

Ảnh minh họa lát gạch để chống thấm sàn bê tông

Biện pháp thi công chống thấm mái nhà bằng sơn WATERPROOF

Bên cạnh những cách chống thấm sàn được nêu trên, thì còn một phương pháp mới được đánh giá cao về hiệu quả đó là sơn chống thấm mái nhà. Dùng cách sơn có khả năng bảo vệ được bề mặt sàn mái khỏi sự thẩm thấu của nước sâu vào bên trong. Từ đó ngăn được cả những vết nứt trên bề mặt sân khi chịu tác động xấu từ môi trường.

Minano xin giới thiệu sản phẩm Sơn chống thấm WATERPROOF kết hợp xi măng cao cấp đặc biệt thích hợp chống thấm cho sàn mái của công trình. Đây là một sản phẩm được tổng hợp từ nhựa Acrylic biến tính có khả năng thẩm thấu sâu vào vữa xi măng tạo thành một lớp màng bảo vệ có tính kháng nước, kháng kiềm và co giãn chống rạn nứt do đó tạo nên hiệu quả chống thấm vượt trội.

Đặc tính kỹ thuật của sơn WATERPROOF

Sơn chống thấm sàn mái WATERPROOF của Minano

Để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất cần tuân thủ theo đúng quy trình sau đây khi sơn chống thấm sàn mái:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Tùy vào bề mặt thi công là bề mặt cũ, hay mới mà cách thức xử lý sẽ khác nhau.

  • Với một bề mặt mới, bạn cần phải để khô hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 21 đến 28 ngày với điều kiện có nhiệt độ trung bình là 30 độ C và độ ẩm là 80%.
  • Với bề mặt cũ, bạn cần phải làm sạch bề mặt, loại bỏ hết lớp sơn cũ và xử lý hết các khoảng bị rêu mốc bằng những loại hóa chất thích hợp. Sau đó làm sạch bề mặt một lần nữa và để khô trong thời gian từ 12 đến 15 ngày.

Độ ẩm lý tưởng của bề mặt để thi công là khoảng 16%. Bề mặt trước khi thi công phải được loại bỏ sạch hết bụi bẩn, vết dầu mỡ ,…. để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Bước 2: Pha sơn

Ở bước này, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ đựng sơn và pha sơn chống thấm xi măng với tỷ lệ 1:1 như sau:

  • Pha xi măng với nước sạch và khuấy đều cho tan hết
  • Cho sơn vào hỗn hợp vừa pha và khuấy đều để hỗn hợp được quyện vào nhau.

Bước 3: Thi công chống thấm

Khi thi công, chúng ta sẽ sử dụng chổi cọ, rulo để phủ hỗn hợp sơn – xi măng vừa pha lên bề mặt sân.

  • Cần phủ từ 2 đến 3 lớp sơn tùy vào bề mặt để đảm bảo được hiệu quả chống thấm.
  • Mỗi lớp sơn cách nhau từ 6 -8 tiếng, đảm bảo lớp sơn trước đã khô rồi mới chuyển sang lớp tiếp theo.
  • Khi đã sơn đủ 2 -3 lớp, cần để bề mặt khô trong khoảng 7 ngày
  • Tiếp tục chờ 1-2 ngày cho bề mặt ổn định trước khi chuyển sang bước thi công khác.
Ảnh minh họa quá trình lăn sơn 
Ảnh minh họa quá trình lăn sơn 

Ảnh minh họa quá trình lăn sơn

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin về chống thấm sàn mái mà Sơn Minano đã nghiên cứu. Mọi đóng góp xin để lại dưới phần bình luận của bài viết. Bạn cũng có thể gọi đến hotline: 088.869.1987 để được các nhân viên của minano tư vấn thêm nhá.

Facebook
WhatsApp
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TIN TỨC LIÊN QUAN

ABOUT FOUNDER
CEO Hoàng Đức Chung Minano Group
CEO/FOUDER HOÀNG ĐỨC CHUNG

Founder Kiêm Tổng Giám Đốc Minano Group, Công Ty Chủ Quản Thương Hiệu Sơn Minano

SẢN PHẨM
0888691987