1. Home
  2. »
  3. Tin tức
  4. »
  5. Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước TCVN 9404 về sơn xây dựng

Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước TCVN 9404 về sơn xây dựng

Nắm được tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước sẽ giúp bạn nắm được hình dạng, cấu tạo của sơn, từ đó sẽ giúp bạn lựa chọn được những loại sơn chất lượng nhất. Mời bạn theo dõi chi tiết về tiêu chuẩn sơn tường qua bài viết sau đây.

Nghiệm thu sơn là gì?

Nghiệm thu sơn được hiểu là sau quá trình gia công sơn, gia chủ phải tiến hành nghiệm thu xem ngôi nhà của mình có đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ đồng đều về màu sắc, tính thẩm mỹ, bề mặt sơn có chứa bọt bong bóng khí hay không, có mịn không. Tùy vào mỗi loại sơn, mỗi loại công trình và đặc tính của nó mà chúng ta cần có những tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước khác nhau.

Các tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước chất lượng

1. Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng

Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng hiện nay được áp dụng theo TCVN 9404 ban hành vào năm 2012. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi từ TCXDVN 321 năm 2004. Do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm biên soạn và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng được áp dụng cho các loại sơn dùng để trang trí. Hoặc những loại sơn có tác dụng bảo vệ kết cấu và bề mặt cho công trình xây dựng.

Thuật ngữ

  • Sơn xây dựng: Là một loại vật liệu xây dựng ở dạng lỏng hay dạng bột. Được sử dụng chủ yếu với mục đích phủ lên bề mặt gạch, vữa, bê tông hoặc kim loại. Nhằm tạo ra một lớp màng bảo vệ hoặc dùng để trang trí tùy thuộc theo yêu cầu của người dùng.
  • Chất tạo màng: Là nguyên liệu chính của sơn, nó còn có tên gọi khác là chất kết dính. Nhờ có chất tạo màng mà sơn có các tính chất vật lý, hóa học đặc trưng.

Tiêu chuẩn phân loại sơn tường xây dựng

Sơn tường xây dựng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

Phân loại sơn tường theo mục đích sử dụng

Theo mục đích xây dựng, sơn tường xây dựng được chia thành sơn trang trí và sơn bảo vệ. Trong đó, sơn trang trí gồm 2 loại là sơn nội thất và sơn ngoại thất. Còn sơn bảo vệ được chia thành nhiều loại khác nhau như: sơn chống thấm, sơn chống ăn mòn, sơn chịu va đập,…

Phân loại sơn tường theo chất tạo màng

  • Các chất tạo màng có gốc vô cơ gồm các hệ sơn: Silicat; hệ sơn vôi; hệ sơn xi măng.
  • Các chất tạo màng có gốc vô cơ gồm các hệ sơn: acrylic; amin; alkyd; bi tum; cao su,…

Phân loại theo môi trường phân tán của chất tạo màng

Theo môi trường phân tán của chất tạo màng, sơn xây dựng được chia thành hệ sơn dung môi và hệ sơn không dung môi. Trong đó hệ sơn dung môi lại phân thành 2 loại chính là sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước và sơn phân tán hoặc hòa tan trong dung môi hữu cơ. Còn hệ sơn không dung môi lại được chia thành sơn phân tán trong bột và sơn tự phân tán.

2. Yêu cầu chất lượng của sơn nước

Trên thực tế, bạn sẽ rất khó khăn nếu phải tự mình đánh giá một công trình. Chính vì vậy, bạn có thể dựa trên những tiêu chí sau để đưa ra được cái nhìn khách quan nhất:

  • Bề mặt phải đạt được độ thẩm mỹ cần thiết: mịn, phẳng, đều màu…
  • Bề mặt lớp sơn phải có được độ kết dính tốt, có khả năng bám chắc vào bề mặt tường.
  • Màu sắc sơn được dùng theo đúng chỉ dẫn và yêu cầu.
  • Lớp sơn không bị biến đổi, bong tróc, phồng rộp sau khi hoàn thiện.
  • Bề mặt sơn có khả năng chịu được ít nhiều các thay đổi từ sự biến đổi của thời tiết.

Sản phẩm có thể chống thấm cho tường độc lập hoặc liền kề

Lớp sơn cần đạt chuẩn để đảm bảo chất lượng công trình

Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tường

Theo tiêu chuẩn sơn tường TCVN 9404 năm 2012, các thành phần cấu tạo của sơn tường xây dựng gồm có:

  • Nhựa: là thành phần chính, chiếm từ 40% đến 60% cấu tạo của sơn. Trong nhựa có chứa các hợp chất Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon. Các chất này có tác dụng tạo sự liên kết giữa các thành phần của sơn, giúp tăng độ bền và tạo nên độ kết dính cho sơn.
  • Dung môi: có tác dụng hòa tan nhựa và bột màu, chiếm từ 10% đến 30% cấu tạo sơn.
  • Bột màu: các loại bột màu dùng cho sơn tường xây dựng gồm bột màu gốc, bột màu chống gỉ và bột màu bổ sung. Nó chiếm khoảng từ 7% đến 40% cấu tạo sơn. Có tác dụng chính là tạo màu, độ bền và độ cứng của lớp sơn.
  • Phụ gia: có tác dụng chính là làm tăng độ bền về màu sắc, khả năng chịu thời tiết, tăng độ cứng cho sơn xây dựng. Nó chiếm từ 0% đến 5% trong cấu tạo sơn.

 

Bột màu là tjhanhf phần quan trọng khi sản xuất sơn

Sơn được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau

Ngoài các thành phần này sơn xây dựng còn có thêm chất kế dính và các loại bột màu, bột độn. Tuy thành phần của chúng không nhiều, nhưng lại chiếm vai trò quan trọng. Ảnh hưởng đến sự kết dính và các tính chất chung của sơn xây dựng.

Tiêu chuẩn sơn tường dạng nhũ tương

Tiêu chuẩn sơn tường dạng nhũ tương được áp dụng theo TCVN 8652 ban hành năm 2012. Tiêu chuẩn này được dùng thay thế cho 6934 năm 2001. Do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm biên soạn và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn sơn tường dạng nhũ tương được dùng cho những loại sơn tường dạng nhũ tương có gốc acrylic, bao gồm cả sơn lót và sơn phủ. Các loại sơn tường nhũ tương dùng để trang trí hoặc bảo vệ mặt trong và mặt ngoài tường xây dựng.

Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tường dạng nhũ

Nghiệm thu sơn tường dạng nhũ gồm 4 quá trình: bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

Tiêu chuẩn bao gói

Sau khi sản xuất sơn tường dạng nhũ và pha trộn xong cần phải được đóng bên trong thùng kín. Hoặc đóng trong bao bì được làm bằng vật liệu phù hợp. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của sơn.

Tiêu chuẩn ghi nhãn

Quá trình thực hiện ghi nhãn của sơn tường nhũ được thực hiện theo quy định ghi nhãn sơn tường hiện hành. Trong đó, nhãn sơn phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

  • Tên sản phẩm, ký hiệu (nếu có)
  • Tên cơ sở địa chỉ nơi sản xuất
  • Ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn
  • Thông số về thể tích thực hoặc khối lượng tịnh
  • Ngày, tháng, năm sản xuất sơn, hạn sử dụng
  • Hướng dẫn sử dụng

Tiêu chuẩn bảo quản

Sơn tường nhũ được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, cách xa nguồn lửa

Tiêu chuẩn vận chuyển

Sơn tường nhũ có thể được vận chuyển trên các loại phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, phải đảm bảo quá trình vận chuyển không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin về các tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước mà Sơn Minano đã nghiên cứu và tổng hợp lại cho các bạn cùng tham khảo. Mọi thắc mắc xin để lại dưới phần bình luận hoặc gọi đến hotline 088.869.1987 của chúng tôi để được giải đáp.

Facebook
WhatsApp
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TIN TỨC LIÊN QUAN

ABOUT FOUNDER
CEO Hoàng Đức Chung Minano Group
CEO/FOUDER HOÀNG ĐỨC CHUNG

Founder Kiêm Tổng Giám Đốc Minano Group, Công Ty Chủ Quản Thương Hiệu Sơn Minano

SẢN PHẨM
0888691987