1. Home
  2. »
  3. Tin tức
  4. »
  5. Chia sẻ: Hướng dẫn tự lăn sơn nhà nhanh, hiệu quả cao

Chia sẻ: Hướng dẫn tự lăn sơn nhà nhanh, hiệu quả cao

Để có được một nước sơn đẹp, điều quan trọng nhất nằm ở bước vệ sinh bề mặt thi công và thi công thực hiện lăn sơn. Vậy lăn sơn nhà cần chuẩn bị những gì và quy trình các bước lăn sơn như thế nào? Nếu như bạ đang có ý định chuẩn bị thi công sơn thì trên đây là những hướng dẫn tự lăn sơn nhà dưới đây sẽ giúp bạn hình như được quy trình cũng như một số lưu ý khi lăn sơn. Cùng Minano tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Hướng dẫn tự lăn sơn nhà đúng kỹ thuật 2024

Bước 1: Chuẩn bị công cụ sơn nhà

Trước khi thi công, bạn cần chuẩn bị công cụ: dụng cụ cạo sơn, giấy nhám hoặc máy chà nhám, dụng cụ che chắn, cọ quét sơn, con lăn sơn, thùng đựng sơn, con lăn, thang rút chữ A, cây sào dài, băng dính và bao nilon, khăn sạch lau bụi, khay sơn, đầu sơn thay thế,…

Chuẩn bị công cụ sơn nhà

Chuẩn bị công cụ sơn nhà

Bước 2: Vệ sinh kỹ bề mặt cần sơn

  1. Làm sạch: Bạn cần phải làm sạch bề mặt cần sơn bằng cách dùng rửa hoặc lau chùi và sử dụng chất tẩy rửa để loại bỏ bất kỳ dầu, bụi hoặc bẩn nào.
  2. Xử lý vết rạn: Nếu có vết rạn hoặc vết trầy trên bề mặt cần sơn, bạn cần phải loại bỏ chúng bằng cách dùng một cục gỗ hoặc một cục để giải quyết.
  3. Lấp đầy vết rạn: Nếu có vết rạn hoặc vết trầy mạnh, bạn cần phải sử dụng một chất lấp đầy để bổ sung bề mặt.
  4. Khử mùi: Nếu có mùi hôi hoặc mùi khác trên bề mặt cần sơn, bạn có thể sử dụng một chất khử mùi để loại bỏ chúng.
Vệ sinh kỹ bề mặt cần sơn

Vệ sinh kỹ bề mặt cần sơn

Để có được lớp sơn phủ bám dính tốt, phủ mịn, công tác chuẩn bị bề mặt thi công cần được tiến hành kỹ lưỡng theo đúng quy trình. Tuy nhiên, nếu với vệ sinh kỹ bề mặt của tường nhà mới và tường nhà cũ sẽ khác nhau. Điểm chung ở chúng đều cần phải có bề mặt tường đạt đủ độ khô cần thiết thì mới có thể thi công sơn tường nhà. Độ ẩm tường nhà không vượt quá 15%  bởi khi độ ẩm cao khiến cho màng sơn nhanh xuống cấp, dễ dẫn đến tình trạng loang lổ màu sắc, phồng rộp, bong tróc.

Bước 3: Thi Công Chống Thấm

Thi công chống thâm là quá trình thực hiện các bước để đảm bảo cho công trình không bị thấm nước, bảo vệ công trình khỏi tác động của các yếu tố ẩm, mưa,… Nên chống thấm từ phía có nguồn nước để đạt hiệu quả cao nhất. Ngược lại, khi chống thấm từ phía sau nguồn nước hay chống thấm bị động chỉ được thực hiện khi không thể chống thấm từ phía có nguồn nước.

Thi Công Chống Thấm
Thi Công Chống Thấm

Bước 4: Thi Công Bột Bả

Bột bả là vật liệu được sử dụng để tạo nên một bề mặt bằng phẳng cho tường, giúp che đi khe nứt, khuyết điểm trước khi thi công sơn phủ, sơn lót đồng thời giúp gia tăng độ bám dính, tạo kết cấu vững chắc. Điều này vô hình chung làm giảm bớt lượng sơn lót và sơn phủ. Tùy vào yêu cầu và mục đích của công trình mà bạn có thể có từ 1 – 2 lớp bột bả hoặc có thể không sử dụng bột bả. Tuy nhiên, lớp trét không được dày quá 3mm, tránh gây ra tình trạng nứt, bong tróc hay biến dạng màu sơn.

Nên trộn bột bả với nước theo đúng tỷ lệ 3:1, trộn đến khi hỗn hợp đạt được trạng thái quánh dẻo đồng nhất. Tiền đến, trét 1 – 2 lớp, các lớp cách nhau 2 – 4 giờ. Sau 4 – 6 giờ, bạn có thể tiến hành xả nhám. Sau đó, chờ khoảng 1 – 2 ngày để bề mặt bột cứng rồi mới quay lại vệ sinh và tiến hành thi công lớp lót.

Tuy nhiên, bột bả sau khi trộn nên dùng trong 1 – 2 giờ. Quá thời gian trên, bột bả sẽ cứng, khô không thể thi công được nữa.

Bước 5: Thi Công Sơn Lót Kháng Kiềm

Sơn lót là loại sơn ngăn kiềm, chống thẩm thấu, ngăn ẩm đồng thời tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt. Thông thường, việc bỏ qua bước này thường không ảnh hưởng tới quá trình thi công, tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài sẽ làm giảm chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của lớp sơn.

Lưu ý: Sử dụng sơn phủ trắng bình thường không thể thay thế được cho sơn lót, bởi sơn phủ trắng không có đặc tính ngăn ẩm, chống kiềm, độ bám dính và tạo bề mặt mịn nhẵn.

Thi Công Sơn Lót Kháng Kiềm
Thi Công Sơn Lót Kháng Kiềm

Bước 6: Sơn Lớp Phủ Hoàn Thiện

Sơn phủ giống như chiếc áo của bức tường, ngoài nhiệm vụ bảo vệ tường còn làm cho ngôi nhà bắt mắt hơn. Thông thường, người ta sẽ chọn sơn 2 lớp thay vì chỉ 1 lớp bởi 1 lớp sơn không thể đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng. Việc lăn 2 lớp sơn phủ sẽ tạo lớp màng đồng màu, đẹp mà mịn hơn.

Sơn Lớp Phủ Hoàn Thiện
Sơn Lớp Phủ Hoàn Thiện

Sau khi sơn lớp sơn lót chống kiềm, nên chờ tối thiểu khoảng 2h để cho lớp sơn khô ròi mới tiến hành sơn lớp phủ màu thứ hai

Đối với lớp sơn phủ thứ nhất:

Trước khi thi công, bạn nên pha loãng sơn với 5 -1 0% nước sạch theo thể tích giúp tăng độ phủ cho sơn, việc thi công cũng trở nên dễ dàng hơn. Với bề mặt tường sơn trực tiếp (không có bột matit)  thì bạn chỉ nên pha không quá 5% nước sạch. Có thể sử dụng cọ lăn hoặc máy phun sơn để thi công. Tùy thuộc vào bề mặt tường mà bạn có thể lựa chọn dụng cụ thi công sao cho phù hợp.

Sau khi sơn lớp thứ nhất, bạn cần kiểm tra chi tiết những khuyết điểm của quá trình sơn nhà trước đó để sửa chữa kịp thời trước khi quét lớp sơn thứ 2

Đối với lớp sơn phủ thứ 2

Sau khoảng 2 giờ kể từ lúc hoàn thiện lớp sơn phủ đầu tiên, bạn có thể tiến hàng sơn lớp phủ hoàn thiện. Dụng cụ và quy trình thi cong vẫn như lần đầu tiên. Sau khi sơn tường xong, hãy dùng đèn pin chiếu rọi vào tường để quan sát xem lớp phủ có hoàn thiện không, có đồng đều không, có để lại vệt chổi sơn trên mặt tường hay không?

Lưu ý khi thi công:

  • Thùng sơn nên được đặt ở vị trí an toàn, quá trình vận chuyển phải hết sức cẩn thận. Nếu vô tình làm đổ sơn, cần sử dụng đất, cát để thu gom.
  • Luôn đeo khẩu trang và sử dụng quần áo, găng tay bảo hộ trong khi thực hiện các bước sơn nhà.
  • Luôn đảm bảo công trình thông thoáng trong quá trình thi công hoặc trong trường hợp điều kiện thi công không đảm bảo thì cần sử dụng quạt điện để tạo độ thoáng.
  • Sơn không dùng hết nếu cần tiêu hủy thì phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Tuyệt đối không đổ sơn thừa, sơn hết hạn ra môi trường.
  • Nếu bị sơn dính vào mắt cần sơ cứu bằng nước sạch và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Một số lưu ý trước khi lăn sơn nhà

Lựa chọn màu sơn phù hợp

Trước khi thi công sơn nhà, bạn nên lựa chọn sẵn các màu sơn . Có thể chọn màu sơn theo sở thích hoặc dựa trên tư vấn của tư vấn viên đến từ các thương hiệu. Tuy nhiên, nên lựa chọn những thương hiệu sơn nổi tiếng, uy tín và có chất lượng để lựa chọn cho mình một màu sơn tốt.

Tính toán số lượng sơn cần mua sao cho phù hợp

Trước hết bạn cần xác định diện tích bạn cần sơn để ước lượng số sơn cần mua để tránh thừa, thiếu trong khi thi công. Ngoài ra, bạn cũng phải dựa vào độ phủ của từng loại sơn và sự ảnh hưởng của bề mặt sơn đến số lượng sơn cần phải dự toán trước khi thi công.

Chọn thời điểm sơn hợp lý

Bạn nên lựa chọn thời điểm bắt đầu thi công sơn, nên lựa chọn thời tiết khô ráo, tránh thời tiết mưa và có độ ẩm cao. Bởi khi đó lớp sơn sẽ lâu khô hơn và sẽ  dễ gây ra các sự cố không đáng có về sơn. Hơn thế nữa,  sau khi sơn cũng cần có thời gian chờ để khô lại và có độ bám dính tốt. Ngoài ra, gia chủ không nên sơn nhà khi thời tiết đang nắng gắt vì điều này dễ làm cho lớp sơn bong tróc và dễ nứt vỡ.

Tổng kết

Trên đây, chắc hẳn bạn đã biết cách tự lăn sơn ở nhà rồi đúng không? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với Minano qua website: minanopaint.vn hoặc hotline: 088.869.1987, chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn 24/7.

Facebook
WhatsApp
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TIN TỨC LIÊN QUAN

ABOUT FOUNDER
CEO Hoàng Đức Chung Minano Group
CEO/FOUDER HOÀNG ĐỨC CHUNG

Founder Kiêm Tổng Giám Đốc Minano Group, Công Ty Chủ Quản Thương Hiệu Sơn Minano

SẢN PHẨM
0888691987